Ngay sau bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã bố trí 1.180 tỷ đồng; trong đó 180 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách và 1.000 tỷ đồng từ nguồn cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.
Ngay sau bão số 3, tỉnh Quảng Ninh đã bố trí 1.180 tỷ đồng; trong đó 180 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách và 1.000 tỷ đồng từ nguồn cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão.
Rất nhiều khách hàng đang băn khoăn về giải pháp Kliplock 2 sóng chống dột ROTECH rằng: chỉ với khóa sập góc và đinh vít bắn liên kết trực tiếp vào xà gồ liệu chúng có an toàn ở các vùng dự án có yếu tố khắc nhiệt về thời tiết như gió to bão lớn, vùng gần biển luôn chịu áp lực về cường độ gió rất lớn...
Để giải quyết toàn bộ các vấn đề quan ngại của khách hàng, Rotech đã kiểm định giải pháp omegalock 2 sóng chống dột tại VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG và đạt chứng chỉ chống bão cấp 16.
Hình ảnh: Chứng chỉ chống bão đạt cấp 16 - Viện khoa học công nghệ xây dựng
Hiện nay trên thị trường, tấm lợp Cliplock Pu 2 sóng bán ra rất nhiều với mức giá cạnh tranh nên nếu khách hàng không rõ sẽ có lựa chọn sai đơn vị cung cấp dẫn đến mua hàng không đạt được hiệu quả tối đa nhất
Công ty Gia Long với thương hiệu ROTECH là nhà máy nhà xuất tấm lợp Cliplock Pu 2 sóng hàng đầu uy tín tại Bắc Ninh và các tỉnh thành trên toàn quốc. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trên thị trường, ROTECH tự tin là địa chỉ đáng tin cậy của quý khách hàng.
Ngoài Bắc Ninh , chúng tôi còn cung cấp tấm lợp cliplock Pu 2 sóng cho các tỉnh thành khác như :
Miền Bắc : Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La; Hà Giang, Cao Bằng,Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.
Miền Trung : Thanh Hóa , Nghệ An , Hà Tĩnh , Quảng Bình , Quảng Trị , Đà Nẵng , Quảng Nam , Quảng Ngãi , Bình Định, Phú Yên , Khánh Hòa, Ninh Thuận , Kon Tum , Gia Lai , Đắc Lắc
Địa Chỉ : Văn phòng : Đường Lý Thánh Tông - Đông Ngàn - Từ Sơn - Bắc Ninh
Nhà máy 1 : Đường TS21 - KCN Tiên Sơn - Bắc Ninh
Nhà máy 2 : KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn - Tiên Du - Băc Ninh
Hotline : Mr Long 0936.996.759 - Zalo: 0868869894
Cụ thể, đã có 3 tổ chức cam kết hỗ trợ, bao gồm: Trung tâm AHA (một tổ chức liên chính phủ, được thành lập bởi 10 quốc gia thành viên ASEAN với mục đích tạo điều kiện hợp tác và phối hợp quản lý thiên tai trong khu vực Đông Nam Á); Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Chính phủ Úc.
Danh sách hàng viện trợ bao gồm:
Trung tâm AHA hỗ trợ: 2.002 bộ dụng cụ gia đình; 1.008 bộ dụng cụ sửa chữa nhà cửa; 1.015 bộ dụng cụ bếp; 3.031 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân. Dự kiến hàng viện trợ sẽ được chuyển đến Sân bay quốc tế Nội Bài trong khoảng ngày 13-14/9/2024.
Hàng hóa do JICA (Nhật Bản) hỗ trợ bao gồm: 40 máy lọc nước cầm tay và 200 tấm bạt nhựa đa năng. Dự kiến hàng viện trợ sẽ được chuyển đến Sân bay quốc tế Nội Bài trong khoảng ngày 16-17/9/2024.
Chính phủ Úc viện trợ 264 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân; 120 bộ dụng cụ làm bếp; 600 cái chăn; 600 cái thảm ngủ; 360 cái màn; 522 tấm bạt che; 264 bộ dụng cụ sửa nhà. Dự kiến hàng viện trợ sẽ được chuyển đến Sân bay quốc tế Nội Bài bằng máy bay quân sự của Úc vào hồi 18h20 ngày 11/9/2024.
Tính đến 13h30 ngày 11/9, bão số 3 và lũ lụt ở nước ta đã làm 155 người chết, 141 người mất tích và hơn 800 người bị thương. Thiệt hại về vật chất chưa thể thống kê hết.
Hiện nay, các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại. Công tác ứng phó, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão lũ đang được khẩn trương tiến hành. Các hoạt động ủng hộ hướng về đồng bào bị thiệt hại do lũ lụt đã được phát động trên các địa phương trên cả nước, trong các cơ quan, ban nghành, đoàn thể.
Bão số 3 đi qua nhưng lũ quét, sạt lở đất, ngập úng đang để lại những hậu quả nặng nề tại 12 tỉnh thành phía Bắc. Cùng với công tác cứu hộ, cứu nạn, việc khôi phục đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân đang đặt ra bộn bề. Các cấp chính quyền và người dân đang nỗ lực ra sao và những giải pháp nào cần triển khai sớm để đưa cuộc sống người dân vùng thiên tai trở lại bình thường?
Người dân di dời đàn lợn đến nơi an toàn do ngập lụt nghiêm trọng ở Hưng Yên
Bão số 3 là cơn bão lịch sử, có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam đã gần một tuần. Những ngày này, người dân cả nước đang dõi theo hành trình cứu hộ, cứu nạn những nạn nhân của mưa bão, sạt lở đất của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc tái thiết lại cuộc sống cho người dân sau thiên tai cũng đang đặt ra rất nhiều thách thức.
Theo thống kê mới nhất, đến ngày 13/9, bão lũ đã khiến hơn 130.000 người dân phải sơ tán, hơn 200.000 ngôi nhà bị ngập, hư hỏng, hoa màu, chăn nuôi cho tới các nhà máy, khu công nghiệp đều thiệt hại nặng nề. Đặc biệt khó khăn là các tỉnh miền núi như Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng.
"Năm nào chúng tôi cũng phải xử lý vấn đề về nhà ở sau thiên tai cho người dân. Để xác định giải pháp cụ thể xử lý vấn đề này, phải đánh giá đầy đủ nguyên nhân và đối tượng bị ảnh hưởng, bị tác động do sập nhà. Đối với khu vực miền núi phía Bắc, hiện nay, có 3 nhóm giải pháp khẩn cấp. Thứ nhất, phải đánh giá nhanh mức độ thiệt hại về nhà, nhà nào có mức độ thiệt hại nhỏ cần khẩn trương khắc phục để ổn định cho đời sống cho hộ dân đó. Thứ hai, có thể hỗ trợ cho các hộ dân xung quanh có một nơi ở an toàn. Đối với những nhà bị sập đổ hoàn toàn hoặc những khu vực lớn bị sạt lở, phải tái thiết xây dựng lại", ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai cho biết.
ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai chia sẻ về các giải pháp ổn định cuộc sống cho người dân sau cơn bão số 3
Theo ông Hải, phải đảm bảo nơi ở mới hỗ trợ người dân sau thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển bền vững về sinh kế. Do vậy, đối với những khu vực tái định cư bắt buộc, phải có những chính sách hỗ trợ ngay cho người dân ở tạm nhà người thân hoặc hàng xóm. Sau đó, quy hoạch nơi ở mới, đảm bảo ổn định lâu dài và phát triển sinh kế bền vững cho người dân.
Việc ổn định nhà ở cho người dân vùng sạt lở còn gặp nhiều khó khăn
"Ngay khi nước rút, phải nhanh chóng vệ sinh môi trường, tẩy rửa bùn cát, phun hóa chất khử trùng theo chỉ dẫn của các cơ quan chuyên môn để sớm có nhà ở ổn định cho người dân. Đối với khu vực chăn nuôi, sản xuất có động vật chết cũng phải tiêu độc, khử trùng ngay để tránh phát sinh mầm bệnh. Bên cạnh đó, phải sẵn sàng huy động các lực lượng khi phát sinh ổ dịch, phải dập dịch nhanh, khoanh vùng để chóng lây lan diện rộng", ông Hải đề xuất.
Tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ vào chiều ngày 11/9, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tinh thần là đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết. Trước hết, không để ai bị đói, bị rét, bị khát, không có chỗ ở. Những ngày qua, cùng với gói hỗ trợ khẩn cấp cho các địa phương chịu ảnh hưởng của thiên tai, các cấp, các ngành và nhân dân cả nước đã chung tay góp sức, đóng góp. Có rất nhiều đoàn tình nguyện đã tìm đến tận các điểm ngập lụt để chia sẻ lương thực và nhu yếu phẩm. Thế nhưng thực tế cho thấy, các giải pháp cứu trợ tại chỗ, huy động sự chung tay của chính quyền và người dân địa phương có ý nghĩa hết sức thiết thực.
"Việc hỗ trợ tại chỗ là quan trọng nhất trong phương châm "4 tại chỗ". Do vậy, người dân cần tự trang bị cho bản thân và gia đình những nhu yếu phẩm cần thiết nhất, tối thiểu nhất trước mùa thiên tai. Trong tình huống thiên tai cụ thể, nếu có thể giúp đỡ những người xung quanh cũng là điều cần thiết rong lúc chờ các lực lượng khác cứu trợ. Đây cũng là một trong những phương châm hỗ trợ "4 tại chỗ", đồng thời phát huy tinh thần tương thân, tương ái, hỗ trợ đồng bào trong lúc khó khăn nhất", ông Hải khẳng định.
Theo ông Hải cho biết, được sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, các cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo và các địa phương đã nhận thức được rằng việc các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho đồng bào theo hưởng ứng lời kêu gọi là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất, phải có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp. Cần xác định rõ đối tượng và mức hỗ trợ để đảm bảo nguyên tắc mọi người dân đều được quyền hưởng lợi, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả, kịp thời nhất.
Vài ngày qua, ở thượng nguồn, lũ trên sông các tỉnh miền núi phía Bắc đều đang xuống và tình hình ngập lụt đang dần được cải thiện. Thế nhưng, nước lại đang dồn về dưới hạ du ngập lụt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ diễn biến phức tạp và dự kiến sẽ còn kéo dài trong nhiều tuần tới. Điều đáng nói, đây là những vùng sản xuất trọng điểm của miền Bắc, nên những hậu quả lâu dài là chưa thể đo đếm.
"Đối với nông nghiệp, giải pháp cấp bách lúc này là phải phân loại các loại cây trồng. Những cây trồng bị ngập do lũ lụt, đã bị ngấm nước lâu ngày nếu không thể phục hồi được, cần phải có ngay giải pháp chuyển đổi mùa vụ, chuyển sang giống cây trồng khác. Giống như lúa, đến thời điểm hiện nay, những khu vực lúa bị ngâm nước quá 5 ngày, xác định lúa hỏng hoàn toàn. Vì vậy, cần chuyển đổi sớm sang cây trồng cạn và phục vụ vụ Đông xuân, rút ngắn giai đoạn để sản xuất. Đối với diện tích cây trồng có thể phục hồi được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cục chuyên ngành hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật phục hồi nhanh sản xuất cho người dân. Bên cạnh đó, chăn nuôi cũng bị thiệt hại rất lớn tại các vùng ngập lụt. Thức ăn cho vật nuôi không có, thêm vào đó là dịch bệnh phát sinh giữa vật nuôi còn lại. Giải pháp tổng thể là phải đảm bảo ngay vệ sinh đối với những khu vực chuồng trại vẫn còn bảo tồn được. Thứ hai, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực về giống và thức ăn cho vật nuôi để có thể phục hồi nhanh nhất", ông Hải nhấn mạnh.
Nhiều cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng do ngập lụt
Chống lũ lụt đi đôi với khôi phục sản xuất, đó là chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đối với công tác khắc phục hậu quả thiên tai. Đất nước ta từng trải qua nhiều thiên tai khốc liệt và qua tất cả những thiên tai ấy, Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao vì đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Một lần nữa, truyền thống quý báu đó cần được phát huy trong lần đối mặt hậu quả bão số 3 lần này. Chạy đua với thời gian để cứu các nạn nhân và cũng chạy đua với thời gian để tái thiết cuộc sống, để lại phía sau những mất mát, đau thương.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!