Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!
Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau cùng gặp gỡ và trao nhau lời chúc tốt đẹp cho một năm mới thịnh vượng. Vậy Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu và phong tục đón tết có những nét gì đặc trưng? Hãy để du học Hàn Quốc Thanh Giang giúp bạn hiểu sâu hơn về ngày đặc biệt qua bài viết sau nhé!
Nói chung, mỗi một quốc gia đều đón tết nhưng phong tục đón Tết của mỗi nơi sẽ khác nhau. Ở Hàn Quốc, họ cũng đón tết như bao nước khác. Tuy nhiên, phải tìm hiểu ta mới thấy được nét độc đáo trong phong tục của họ. Cụ thể:
Giao thừa là khoảnh khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới. Vào thời điểm này người Hàn Quốc sẽ không ngủ, họ sẽ cùng nhau đón trọn đêm giao thừa bên người thân. Điều đặc biệt, là họ sẽ thức luôn đến sáng. Theo quan niệm của Hàn Quốc, nếu ngủ trong đêm giao thừa, lông mày sẽ bị bạc trắng. Vì vậy, mới có tục lệ thức trắng trong đêm giao thừa.
Ngoài ra, vào đêm giao thừa họ sẽ thường đốt những thanh tre ngay trong nhà. Hành động này để xua đuổi tà ma, đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo của năm cũ và chào đón một năm mới nhiều may mắn.
Mặt khác, nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy người Hàn Quốc thường cất giấu giày của mình vào đêm giao thừa. Họ quan niệm rằng, vào đêm giao thừa, sẽ xuất hiện nhiều hồn ma lang thang và sẽ tới trần gian để đánh cắp đôi giày. Như vậy, cất giấu giày sẽ khiến cho chủ nhân tránh gặp những rắc rối và điều không may vào năm tới.
Một trong những nét độc đáo vào dịp Tết của người Hàn đó là tặng quà. Hàng năm, khoảng trước một tuần, người Hàn sẽ có tục lệ sắm sửa cho ngày Tết Nguyên Đán. Đồng thời, họ sẽ lựa những món đồ để dành tặng cho người thân, bạn bè và các thành viên trong gia đình.
Ở Hàn Quốc, vào ngày Tết trên mâm cỗ của họ thường bày biện rất thịnh soạn với nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, vào những dịp như này bạn có rất nhiều món đặc trưng và không thể thiếu như:
Ngoài ra, còn có rất nhiều các món ăn khác tùy vào từng địa phương cũng như cách sáng tạo của người làm ra món ăn.
Tìm hiểu về tết Nguyên Đán ở Hàn, ngoài việc biết được Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu bạn sẽ được hiểu hơn về các hoạt động đặc biệt diễn ra trong ngày này. Từ việc nghi lễ đến các hoạt động trò chơi dân gian. Cụ thể:
Thông thường, vào ngày Tết Hàn Quốc bạn sẽ thấy phong tục của họ rất long trọng và nhiều thủ tục bài bản, đặc biệt là các lễ nghi vào ngày Tết như:
Việc nghi lễ tổ tiên sẽ được diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới. Người Hàn Quốc có tục lệ làm các món ăn truyền thống, sau đó dâng lên bàn thờ tổ tiên. Khi mọi thứ được chuẩn bị xong xuôi, sẽ tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng tổ tiên. Đây là hành động bày tỏ lòng tôn kính của mình với cội nguồn tổ tiên. Đồng thời cũng là để cầu cho một năm mới bình an và may mắn.
+ Nghi lễ cúi lạy trước bố mẹ, ông bà:
Bên cạnh nghi lễ tổ tiên, vào ngày Tết người Hàn sẽ có phong tục cúi lạy trước bố mẹ, ông bà hay những người cao tuổi. Khi cúi lạy cần mở rộng cánh tay quỳ xuống sàn nhà và cúi đầu xuống.
Trong ngày Tết, mỗi nhà sẽ treo các Xẻng Lộc trước cổng nhà. Xẻng Lộc này thường được làm bằng rơm và bày bán vào ngày mùng 1. Ở Hàn, họ quan niệm rằng việc treo Xẻng Lộc càng sớm bạn sẽ nhận được càng nhiều tài lộc.
Đây là một trong những nét truyền thống nổi bật và được người dân lưu truyền qua các thế hệ. Thông qua các trò chơi, mọi người sẽ có nhiều cơ hội gần cạnh nhau hơn.
Các trò chơi phổ biến vào ngày Tết có thể kể đến như: đá cầu, chơi Yutnori….Hầu hết, trò Yutnori là trò được sử dụng nhiều vì đây là trò mà tất cả thành viên trong nhà đều có thể tham gia. Nếu bạn hay xem các chương trình giải trí của Hàn bạn sẽ thấy trò chơi này xuất hiện nhiều.
Ngoài các trò chơi truyền thống, vào ngày Tết Hàn Quốc, bạn có thể tham quan nhiều địa điểm khác hay đi du xuân vào đầu năm như: Tham quan làng dân tộc ở Yongin, khám phá đảo Jeju, công viên Wolmido…
Qua bài viết trên, nếu có ai hỏi bạn Tết Hàn Quốc ngày bao nhiêu, Thanh Giang tin rằng bạn sẽ trả lời được một cách chi tiết và đầy tự tin. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu để đi du học tại Hàn, bạn nhất định phải tìm hiểu sâu về đất nước của họ trong đó có ngày tết. Đây là cách giúp bạn sớm hòa nhập vào cuộc sống cũng như không thấy bị bỡ ngỡ khi ở đây.
CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ
Chat trực tiếp cùng Thanh Giang
Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc
Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc
Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn
Trung Quốc và Việt Nam là quốc gia láng giềng, có nhiều phong tục, truyền thống văn hóa khá tương đồng, đặc biệt là Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, không hoàn toàn giống nhau, mỗi quốc gia vẫn giữ được những bản sắc văn hóa rất riêng dành cho mình.
Ở Việt Nam, màu đỏ là màu sắc đặc trưng mỗi dịp tết đến, xuân về
Sắc đỏ cũng tràn ngập dịp Tết ở Trung Quốc
Tết cổ truyền của người Trung Quốc cũng giống như Tết của người Việt Nam, được tổ chức theo Âm lịch. Điểm giống nhau đầu tiên khi nói về Tết ở cả hai quốc gia là phong tục trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, đoàn tụ đón năm mới sau một năm làm việc vất vả, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.
Dịp Tết, người lớn sẽ tặng cho trẻ con những bao lì xì màu đỏ tươi để cầu chúc cho một năm mới may mắn, thành công, nhiều điều tốt đẹp. Ở cả Việt Nam và Trung Quốc, nhắc đến Tết là người ta sẽ nhớ đến màu đỏ, đó chính là màu sắc chủ đạo của Tết Nguyên Đán, được cho là tượng trưng cho sự may mắn. Ngày Tết xưa, người ta vẫn còn giữ phong tục treo câu đối đỏ màu sắc trước cửa cầu chúc điều tốt đẹp trong năm mới.
Phong tục chào đón Tết của người Trung Quốc và Việt Nam cũng khá tương đồng, để có một cái Tết tưng bừng, mọi người đều dành tiền mua quà tặng Tết, đồ trang trí, quần áo, thực phẩm rất nhiều. Mọi gia đình đều lau dọn nhà cửa sạch sẽ để quét đi những điều không may và chào đón các may mắn sắp tới. Cửa sổ, cửa ra vào đều được dán giấy đỏ với câu đối và những từ như "Phúc", "Lộc" và "Thọ".
Mâm cơm tất niên người Việt khác nhau phụ thuộc vào từng gia đình, vùng miền. Ảnh VOV
Với người dân Trung Quốc, bữa cơm ngày Tết cũng là bữa cơm trọng nhất trong năm.
Bữa cơm tất niên đêm Giao thừa và phong tục sáng mùng 1 cũng là điểm giống nhau đặc biệt giữa hai quốc gia. Bữa tối đêm Giao thừa trở thành đại tiệc của gia đình với rất nhiều món ăn từ lợn, gà, sau đó mọi người sẽ đón chờ xem pháo hoa vào thời khắc giao giữa năm mới và năm cũ.
Thời gian ăn mừng Tết có lẽ là điểm khác nhau rõ ràng nhất trong phong tục đón tết ở Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, không khí đón Tết đã bắt đầu tràn ngập từ sau lễ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời ngày 23 tháng Chạp. Thông thường, tết sẽ kéo dài đến hết mùng 7 tháng giêng.
Còn ở Trung Quốc, truyền thống đón Tết đến khá sớm, bắt đầu từ 8 tháng Chạp, sau đó kéo dài đến tận 15 tháng giêng.
Từ nguồn gốc ngày Tết của mỗi quốc gia, có thể nhận thấy mỗi nước vẫn giữ được những bản sắc văn hóa rất riêng. Tết truyền thống Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước, coi trọng tiết khởi đầu của chu kỳ canh tác trong một năm, gọi là tiết Nguyên Đán, sau này được gọi thành Tết Nguyên Đán.
Người Việt thích chơi hoa đào, hoa mai dịp Tết
Còn nguồn gốc tết cổ truyền Trung Quốc xuất phát từ truyền thuyết chống lại con Niên (quái vật chuyên quấy phá người dân mỗi dịp đầu năm). Sau này, vào dịp Tết, người ta treo đèn lồng đỏ, đốt pháo nổ, dán chữ đỏ để xua đuổi quái vật.
Phong tục đón Tết ở Trung Quốc khác Việt Nam ở cách trang trí, chẳng hạn như người Trung Quốc xưa có thói quen treo chữ “Phúc” viết trên giấy đỏ lộn ngược. Theo tiếng Hán, nó có nghĩa “Phúc đảo”, đồng âm với từ “Phúc đáo” (nghĩa là phúc đến, may mắn đến). Ở Việt Nam, có đặc trưng là tục xông đất và trồng cây nêu trước nhà ngày Tết để xua đuổi linh hồn ma quỷ khỏi vào nhà quấy nhiễu gia chủ.
Bánh chưng, món ăn không thể thiếu mỗi dịp Tết.
Nếu người Việt thích lấy quất, đào, mai (mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn) trưng chơi ngày Tết thì người Trung Quốc lại thích chơi hoa mơ, thủy tiên, cây cà tím.
Đồ ăn ngày Tết là điểm khác biệt lớn trong văn hóa ngày tết cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, bánh chưng và bánh tét, dưa hành, thịt gà… là món ăn đặc trưng truyền thống. Còn ở Trung Quốc, những món mang biểu tượng như cá (ngư- đồng âm với dư thừa của cải), bánh cảo, bánh Du Giác (há cảo năm mới), mì Trung Hoa (mang ý nghĩa trường thọ)… sẽ là những món xuất hiện trên bàn trong năm mới.
- Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng và có ý nghĩa vô cùng lớn lao với người Hàn Quốc. Từ lâu, ngày Tết cổ truyền đã trở thành nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Tết cổ truyền trong tiếng Hàn có tên gọi “Seollal”, là ngày lễ lớn nhất trong năm và được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các nước châu Á khác, thời gian nghỉ Tết ở xứ sở kim chi chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày, kể từ ngày cuối cùng của năm cũ đến hết ngày mùng 2.
Truyền thống ngày Tết của Hàn Quốc
Đối với người Hàn, Seollal không những mang ý nghĩa lớn lao về nét đẹp văn hóa mà đây còn là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và cùng nhau tưởng nhớ về tổ tiên của mình. Vào những ngày này, họ sẽ mặc hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc, thực hiện các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, chơi các trò chơi dân gian và cùng nhau thưởng thức các món ăn truyền thống.
Vào dịp Tết cổ truyền, người Hàn Quốc sẽ mua quà để biếu tặng cho ông bà, cha mẹ nhằm thể hiện lòng thành kính, hiếu thảo của con cháu. Quà tặng thông thường sẽ là trái cây, mật ong, nhân sâm, cá ngừ, bánh kẹo truyền thống và tiền mặt.
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Hàn Quốc sẽ đốt các thanh tre với ngụ ý xua đuổi tà ma và những điều xui xẻo. Ngoài ra, theo truyền thống, người dân xứ sở kim chi còn treo một cái xẻng bằng rơm với mong cầu một năm mới giàu có, thịnh vượng. Đặc biệt, vào ngày cuối cùng của năm, các thành viên trong gia đình bắt buộc phải đón giao thừa cùng nhau. Vì theo người Hàn quan niệm, nếu bạn ngủ trước thời khắc thiêng liêng này thì vào ngày hôm sau, lông mi của bạn sẽ bị bạc trắng và đầu óc cũng trở nên kém minh mẫn. Ngoài ra, họ cũng sẽ để đèn sáng cả đêm vì họ tin đây sẽ là cách giúp họ xua đuổi những linh hồn ma quỷ và đem đến một năm mới hạnh phúc, may mắn.
Người Hàn thường làm gì trong ngày Tết
Thông thường, vào ngày lễ Seollal, người Hàn sẽ rời thành phố và trở về quê quây quần bên người thân và gia đình để tận hưởng ngày nghỉ của mình sau một năm tất bật với những bộn bề của cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, do những năm trở lại đây, việc đi lại đối với người dân xứ sở kim chi vào thời điểm trước Tết khá bất tiện và đắt đỏ. Do đó, ngày Tết vào khoảng những năm gần đây, cha mẹ có xu hướng lên thành phố để ăn Tết cùng con cái để tránh sự đông đúc và bất tiện. Tuy nhiên, dù tận hưởng ngày Tết Nguyên Đán theo cách nào thì người Hàn vẫn giữ được những tục lệ truyền thống của mình.
Vào dịp Tết cổ truyền, người phụ nữ Hàn thường dành ba ngày nghỉ Tết của mình để trang hoàng nhà cửa và nấu nướng phục vụ cho các thành viên trong gia đình. Còn người đàn ông sẽ bận rộn chuẩn bị các nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Trước khi cùng nhau đón giao thừa, người Hàn sẽ gội rửa thật kỹ càng với nước ấm, cùng ngụ ý rửa trôi những điều không may mắn ở năm cũ. Vào 3 ngày đầu tiên của năm mới, sau khi thực hiện các nghi lễ truyền thống, người Hàn sẽ bắt đầu viếng thăm họ hàng và gửi đến người thân những món quà kèm lời chúc tốt đẹp.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, người nam giới trong nhà sẽ mặc hanbok mới để thực hiện các nghi lễ truyền thống. Còn những người phụ nữ cũng sẽ mặc hanbok và làm mâm cơm dâng cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính, biết ơn của mình đến ông bà và những người đã khuất.
Ngoài Tết cổ truyền, Hàn Quốc còn rất nhiều nét văn hóa, truyền thống đặc sắc và các ngày lễ, tết độc đáo khác chờ đón bạn đến với tour du lịch Hàn Quốc trải nghiệm.