Môn Trường Sinh Học

Môn Trường Sinh Học

Nhiều học sinh Trường quốc tế AISVN đến trường học trở lại vào sáng 3-4 - Ảnh: ĐÀO THU

Nhiều học sinh Trường quốc tế AISVN đến trường học trở lại vào sáng 3-4 - Ảnh: ĐÀO THU

Mức học bổng đối với học sinh trường chuyên được cấp học bổng khuyến khích học tập năm 2023 là bao nhiêu?

Tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định mức học bổng đối với học sinh trường chuyên được cấp học bổng khuyến khích học tập như sau:

Mức học bổng cấp cho một học sinh một tháng tối thiểu bằng ba lần mức học phí hiện hành của trường trung học phổ thông chuyên tại địa phương;

(2) Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong cơ sở giáo dục đại học:

Mức học bổng cấp cho một học sinh do hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định nhưng không thấp hơn mức trần học phí hiện hành mà học sinh đó phải đóng tại trường;

(3) Đối với những trường không thu học phí:

Mức học bổng tối thiểu bằng ba lần mức trần học phí của trường trung học phổ thông tại địa phương.

Trình tự xét cấp học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh trường chuyên được quy định như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP về trình tự xét cấp học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh trường chuyên được quy định như sau:

Hiệu trưởng xác định số suất học bổng cho từng lớp học và căn cứ vào học bổng của năm để cấp cho học sinh theo thứ tự ưu tiên từ giải quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia đến điểm môn chuyên (đối với các trường chuyên);

- Đối với khối trung học phổ thông chuyên trong cơ sở giáo dục đại học:

Hiệu trưởng xác định số suất học bổng và mức học bổng cho từng khối, lớp học căn cứ vào học bổng của năm để xét, cấp cho học sinh theo thứ tự ưu tiên từ giải quốc tế, khu vực quốc tế, quốc gia đến điểm môn chuyên;

Lưu ý: Học bổng được cấp theo từng học kỳ và cấp 09 tháng trong năm học.

Ngoài học bổng khuyến khích học tập trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể có các chế độ, chính sách khác đối với học sinh trường chuyên, trường năng khiếu thuộc địa phương hoặc do địa phương quản lý.

Học sinh trường chuyên có điểm môn chuyên là 8,5 của học kỳ xét cấp học bổng thì có được cấp học bổng khuyến khích học tập không?

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 84/2020/NĐ-CP có quy định học bổng khuyến khích như sau:

Như vậy, học sinh trường chuyên có điểm môn chuyên là 8,5 của học kỳ xét cấp học bổng thì được cấp học bổng khuyến khích học tập. Tuy nhiên cần phải đáp ứng thêm các điều kiện bao gồm:

- Học lực giỏi trong kỳ xét, cấp học bổng;

Trường hợp học sinh trường chuyên đạt một trong các giải từ khuyến khích trở lên trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, khu vực hoặc quốc tế của năm đó cũng được cấp học bổng khuyến khích học tập.

Học sinh trường chuyên có điểm môn chuyên là 8,5 của học kỳ xét cấp học bổng thì có được cấp học bổng khuyến khích học tập không? (Hình từ Internet)

Mời giáo viên trường khác dạy hỗ trợ nếu thiếu giáo viên

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, đến 15h ngày 2-4, đã có 542/1.112 phụ huynh đóng góp, số tiền đóng góp là 22,8 tỉ đồng. Trường đã chi trả hết nợ lương, BHXH, BHYT, tiền thuê nhà tháng 1, 2-2024 của giáo viên nước ngoài; đối với giáo viên, nhân viên Việt Nam đã chi trả 50% lương.

Tổng chi trả (kể cả tiền xe buýt, tiền điện nước và các thiết bị dạy học; chi phí đăng ký khóa học và dự thi IB) hơn 18,21 tỉ đồng. Tổ công tác đã yêu cầu hiệu trưởng nhà trường tính toán ngày công tháng 3 để chi trả cho người lao động.

Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã có buổi tiếp xúc với giáo viên của Trường quốc tế AISVN, lắng nghe tâm tư của thầy cô và động viên thầy cô tiếp tục đến trường để hỗ trợ học sinh hoàn thành năm học.

Đồng thời sở đã có chỉ đạo các phòng chuyên môn thuộc sở giám sát chặt chẽ hoạt động dạy học của nhà trường, kịp thời có giải pháp mời giáo viên của các trường có cùng mô hình giảng dạy hỗ trợ trong trường hợp thiếu giáo viên, đảm bảo việc học tập và dự thi IB của học sinh đến khi kết thúc năm học 2023 - 2024.

Một lớp học tại Trường quốc tế AISVN sáng 3-4 - Ảnh: ĐÀO THU

Trường phải báo cáo phương án tái cơ cấu trước ngày 15-5

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo với UBND TP.HCM, sở này đã làm việc với chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng nhà trường khẩn trương tiến hành xây dựng phương án và lộ trình cụ thể đối với việc tái cấu trúc Công ty cổ phần giáo dục quốc tế Mỹ AIS, nhằm đảm bảo nguồn lực và tài chính.

Việc này để tiếp tục thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; cơ sở vật chất, thiết bị; tổ chức bộ máy; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật.

Trong đó nhà đầu tư phải trình bày trách nhiệm hoàn trả đối với phần kinh phí mà phụ huynh học sinh đã đóng góp trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo điều kiện tiếp tục tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường trong 3 tháng cuối năm học 2023-2024.

Đặc biệt phải có trách nhiệm trình bày phương án tái cơ cấu công ty để duy trì hoạt động của nhà trường cho những năm học tiếp theo, thực hiện đúng cam kết với phụ huynh học sinh trong cuộc họp ngày 30-3.

Báo cáo bằng văn bản về Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15-5.

Nhiều khối dạy học theo nhóm lớp, học sinh đi học lại chưa đông đủ

Theo báo cáo của hiệu trưởng Trường AISVN, có 83/119 giáo viên nước ngoài quay trở về trường giảng dạy từ sáng nay 3-4. Tất cả giáo viên Việt Nam và nhân viên của trường (hơn 100 người) cũng trở lại trường làm việc.

Đối với cấp tiểu học và học sinh lớp 11, 12, giáo viên nước ngoài đủ để tổ chức hoạt động dạy bình thường. Tuy nhiên với các khối lớp khác, hiệu trưởng tổ chức các hoạt động giáo dục chào mừng các em quay lại trường sau kỳ nghỉ xuân và tổ chức dạy học theo môn, nhóm lớp.

Một số phụ huynh có con đi học lại cho hay sáng 3-4, ở khối tiểu học thực tế số học sinh chưa đi học lại đầy đủ, rất nhiều lớp không đủ học sinh như bình thường và cũng không thấy trường gom lớp.

Chị D.T.H., phụ huynh có con đang học lớp 9 tại trường, cho biết: "Sáng nay con tôi nói có lớp chỉ có 9 bạn đi học. Mình nghĩ có khi các phụ huynh chuyển trường. Cũng có phụ huynh chưa đồng ý đóng tiền cho trường nên chưa cho con đi học lại".

Chị P.T.T. (phụ huynh ở quận 7, TP.HCM) trước đây vay tiền đóng học phí đầu tư cho con đi học từ lớp 5, nay con đang học lớp 9.

"Hôm qua con tôi nói mẹ của bạn cùng lớp bảo ai đóng tiền cho trường mới được đi học. Là mẹ đơn thân, nay trường yêu cầu đóng tiền mới cho con đi học nhưng thật sự tôi không có tiền để nộp nữa rồi", chị T. nói.

Trong khi đó nhiều phụ huynh khác phản ảnh sáng nay họ vẫn phải tự đưa đón con đi học. "Mặc dù tôi đã đóng tiền theo lời kêu gọi của nhà trường, trong đó có tiền phí xe đưa đón học sinh. Tối qua nhà trường báo đi học lại nhưng cho biết vài tuyến xe buýt chưa hoạt động lại. Vì vậy sáng nay vợ tôi phải xin đi làm trễ đưa con đi học", một phụ huynh có con học lớp 3 cho biết.

Trường trung học tại Mỹ được chia giáo trình thành 3 môn cụ thể bao gồm môn cơ bản, môn dự bị đại học và môn tự chọn.

Bên cạnh các môn học cơ bản thì môn tự chọn và dự bị đại học cũng được giảng dạy tại các trường trung học. Vậy học sinh cần những môn học nào ở trường trung học Mỹ? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây!

Môn học cơ bản tại trung học Mỹ

Các môn học cơ bản là môn học bắt buộc đối với tất cả học sinh trung học. Học sinh cần có kế hoạch học môn học cơ bản để tốt nghiệp vượt cấp. Mỗi tiểu bang ở Mỹ sẽ có những yêu cầu khác nhau để tốt nghiệp trung học và mỗi trướng có điều kiện riêng để học sinh hoàn thành chương trình học.

Bộ phận tư vấn của trường có trách nhiệm giúp học sinh hiểu hơn về các yêu cầu tốt nghiệp và đề xuất chương trình học phù hợp để học sinh hiểu hơn lộ trình học tập của mình.

Học ngôn ngữ và văn học Anh là một phần quan trọng ở trường trung học đối với mỗi học sinh bất kể kế hoạch sau trung học của các em là gì. Ngoài việc học hỏi thông qua những tác phẩm văn học quan trọng, các lớp học tiếng Anh còn dạy cho học sinh kỹ năng viết và nói.

Hầu hết các tiểu bang yêu cầu bốn năm học tiếng Anh hoặc các lớp ngôn ngữ. Các lớp học tiếng Anh chính ở trường trung học bao gồm: Văn học, Sáng tác, Viết, Nói.

Đại số và hình học là môn bắt buộc ở hầu hết các trường trung học, và học sinh có thể chọn học các lớp toán nâng cao. Hầu hết các bang đều yêu cầu học ba hoặc bốn năm môn toán ở trường trung học.

Các môn toán ở trường trung học bao gồm:

Khoa học đời sống cơ bản (ví dụ sinh học) và khoa học vật lý (hóa học, vật lý, v.v.) được yêu cầu ở hầu hết các trường trung học. Hầu hết các bang đều yêu cầu học các môn khoa học từ hai đến ba năm ở trường trung học. Các môn Khoa học bao gồm:

Ở trường trung học, học sinh sẽ được học về lịch sử và chính phủ cũng như tìm hiểu về việc xã hội ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như thế nào. Hầu hết các tiểu bang yêu cầu ba đến bốn năm học các môn học xã hội ở trường trung học, bao gồm:

Môn học tự chọn tại trường trung học Mỹ

Ngoài các lớp học cơ bản, học sinh được lựa chọn học các môn học ở các lĩnh vực khác nhau. Học môn tự chọn không chỉ có thể mở rộng kiến ​​thức học thuật của học sinh mà còn dạy cho các em những kỹ năng sống thực tế.

Trong một số trường hợp, học sinh có thể được tự do lựa chọn môn tự chọn từ các môn học được yêu cầu trong chương trình giảng dạy của trường. Ở những nơi khác, sinh viên có thể có thời gian để chọn học một môn gì đó đơn giản dựa trên sở thích và nguyện vọng của họ.

Các môn tự chọn được giảng dạy ở trường trung học bao gồm:

Nhiều trường trung học tại Mỹ thậm chí còn tạo cơ hội để đạt được chứng chỉ hoặc giấy phép sẽ giúp ích cho sự nghiệp tương lai của họ.

Học sinh dự định vào đại học nên chú ý đến cách các trường đại học sẽ xem xét các khóa học của họ trong quá trình nộp đơn như thế nào. Điểm trung bình (GPA) rất quan trọng, nhưng các môn học cũng phải thể hiện tính nghiêm túc trong học tập. Ngoài ra, học sinh có thể thuận lợi vào đại học hơn bằng cách tham gia các lớp học nâng cao (AP) hoặc khóa tín chỉ đại học.

Khóa dự bị đại học tại trường trung học Mỹ

Các lớp AP là những khóa học dạy các môn học ở cấp độ đại học cơ bản có độ khó và chất lượng cao hơn chương trình ở trường trung học. Một số khóa học AP phổ biến nhất hiện có bao gồm Giải tích AB, Lịch sử Hoa Kỳ, Văn học Anh, Sinh học, Thống kê, Hóa học và Tâm lý học.

Học sinh tham gia các lớp AP có tùy chọn tham gia kỳ thi AP vào mùa xuân. Nếu học sinh đạt được số điểm cao thì có thể nhận được tín chỉ cho môn học ở nhiều đại học.

Nhiều trường trung học tại Mỹ cung cấp cơ hội đạt được tín chỉ đại học cho học sinh. Đây có thể là các lớp học trực tuyến hoặc trực tiếp thông qua các chương trình do các trường cao đẳng và đại học cung cấp. Học sinh được trực tiếp giảng dạy bởi giáo sư hoặc giáo viên trung học. Các chương trình tín chỉ kép cho phép học sinh hoàn thành các yêu cầu ở bậc trung học đồng thời nhận được một số tín chỉ đại học miễn phí.

Trên đây là tổng hợp thông tin mà Ivy Global School chọn lọc. Hy vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết đến phụ huynh và học sinh có định hướng du học.

Người viết là giáo viên bậc trung học phổ thông đang công tác một tỉnh ở phía Nam đã từng hướng dẫn học sinh thực hiện dự án nghiên cứu khoa học kĩ thuật (lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi) về thực trạng học sinh tham gia học thêm ở trong và ngoài nhà trường. Số lượng mẫu nghiên cứu của nhóm có thể chưa đủ để mang tính đại diện. Tuy nhiên, những con số từ chính việc khảo sát của học sinh cũng cho thấy có nhiều điều cần suy nghĩ. Người viết xin chia sẻ một số kết quả chính từ dự án này để độc giả có thêm góc nhìn.

Kết quả khảo sát 667 học sinh lớp 10, 11, 12 cho thấy có 81,1% em tham gia học thêm ở ngoài nhà trường vì những lí do khác nhau.

Khảo sát thực trạng học sinh tham gia học thêm ngoài nhà trường

1. Môn học thêm: 78% học sinh học thêm môn Toán; 54,01% môn Tiếng Anh; 47,59% môn Vật lí; 52,4% môn Hoá học; 8,56% các môn khác.

2. Mục đích học thêm: 57,75% học sinh tìm kiếm tri thức; 44,92% muốn đạt điểm cao; 3,2% để được gặp bạn vui chơi; 6,95% lí do khác.

3. Giáo viên dạy trên lớp trực tiếp dạy thêm: 23,65%. Trong số này có 32,28% giáo viên bộ môn có “gợi ý” học sinh đi học thêm.

4. Học sinh thường học thêm những môn tự nhiên: 46,52% học sinh cho biết chương trình khó; 28,5% không hiểu bài ở trên lớp.

5. Thời gian học thêm trong một tuần: 62,47% học sinh học thêm 12 tiếng; 26,39%: 16 tiếng; 7,88%: 24 tiếng; 3,26%: trên 36 tiếng.

6. Áp lực khi đi học thêm: 62,5% học sinh không còn thời gian vui chơi; 24,6% cảm thấy căng thẳng; 21,39% ảnh hưởng đến sức khoẻ; 19,28% mất dần các mối quan hệ; 6,74% ý kiến khác.

7. Chi phí học thêm (triệu đồng/tháng): 26,74% học sinh tốn trên 2 triệu đồng; 17,11% từ 1,5 đến 2 triệu đồng; 2,39% từ 1 đến 1,5 triệu đồng; 26,2% trên 500.000 đồng.

8. Việc học buổi 2 (học thêm) trong trường có cung cấp đủ kiến thức không: 37,43% học sinh cho biết có; 26,74%: có nhưng chưa đủ; 35,83%: không đủ.

9. Phụ huynh có khuyến khích/ ép buộc đi học thêm: 41,92% học sinh trả lời có.

10. Học sinh có tự học không: 35,29% học sinh biết cách tự học; 54,91% thỉnh thoảng; 10,7% không bao giờ.

11. Nguyên nhân học sinh không thể tự học: 64,7% học sinh thiếu phương pháp; 20,86% đã quen đi học thêm; 21,92% lười biếng.

12. Mức độ tiến bộ sau khi đi học thêm: 7% học sinh rất tiến bộ; 62% tiến bộ nhiều; 29% tiến bộ một chút; 2% không tiến bộ.

13. Đi học thêm nhiều khiến học sinh giảm khả năng tự học: 68% học sinh đồng tình.

Nguyên nhân chính khiến học sinh đi học thêm

Thực tế nhìn chung, việc giáo viên dạy thêm và học sinh đi học thêm không phải là điều xấu. Đó là hoạt động truyền đạt và lĩnh hội kiến thức giữa thầy và trò, ra đời và tồn tại dựa trên nền tảng là quy luật cung – cầu.

Học sinh học khá, giỏi muốn học thêm để muốn nâng cao trình độ; học sinh có học lực trung bình, yếu thì có nhu cầu học thêm để bổ sung kiến thức, phục vụ tốt hơn cho việc học tập và thi cử.

Đa số học sinh học thêm các môn tự nhiên vì cho rằng kiến thức khó, không hiểu bài trên lớp.

Từ đó dẫn đến học sinh chỉ lo nghĩ ngay đến việc đi học thêm, thay vì ngồi suy nghĩ lại và chọn những phương pháp khác để giải quyết vấn đề của mình.

Hay học sinh chọn học thêm thường cho rằng việc tự học ở nhà thường sẽ không giỏi bằng việc đi học thêm.

Ở lớp học thêm, thầy cô dạy thêm thường cho nhiều đề, hướng dẫn các phương pháp làm bài, các kiến thức mới để giúp bản thân tiếp thu bài dễ hơn mà việc tự học ở nhà không thể mang lại được.

Tuy thời gian học ở trường khá nhiều (2 buổi/ngày) nhưng theo nhiều học sinh, việc học tại trường lại không đảm bảo hết các kiến thức nên phải tìm đến các lớp học thêm để bổ sung.

Ngoài ra cũng phải kể đến lý do từ phía giáo viên, khi một số giáo viên còn hạn chế về năng lực dẫn đến việc giảng dạy thiếu hiệu quả, học sinh không được đảm bảo về kiến thức để phục vụ cho việc kiểm tra và thi cử.

Tác động tiêu cực của việc học thêm quá nhiều

Lạm dụng học thêm sẽ khiến học sinh gặp những hậu quả khôn lường. Khi đã học thêm, học sinh dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, ỷ lại mà không cần xem lại bài để hiểu bài kĩ hơn, sâu hơn.

Thậm chí, một số học sinh còn không tập trung nghe giáo viên giảng bài, chọc phá bạn bè, không cho thầy cô giảng bài, ảnh hưởng chung đến lớp học.

Ngoài thời gian học trên trường, học sinh lại phải học thêm vào buổi tối, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật. Giờ học thêm chiếm hết thời gian vui chơi, giải trí, giao tiếp với gia đình, bạn bè khiến học sinh dễ bị căng thẳng, áp lực, tự kỉ,...

Đi học thêm nhiều, học sinh không có thời gian để ăn uống, ngủ nghỉ cho hợp lý khiến cơ thể sẽ mệt mỏi, dễ rơi vào giấc ngủ li bì, quên học bài.

Cùng với đó, khối lượng kiến thức bậc phổ thông rất nhiều mà ở học thêm học sinh còn phải nhồi nhét thêm nhiều cái mới, trong khi bộ não con người chưa được tiếp thu và chắt lọc nội dung kịp dẫn đến chóng quên bài.

Bên cạnh đó, học thêm cũng kéo theo sự tác động về kinh tế, đặc biệt đối với những gia đình khó khăn. Chưa kể đến tình trạng hiện nay không ít học sinh xin tiền ba mẹ đi học thêm, nhưng lại dùng tiền đi chơi cùng bạn bè, dễ sa vào tệ nạn.

Tham gia học thêm, hầu hết kiến thức đến với học sinh một cách thụ động làm cho người học mất đi khả năng tự học, mất dần sự tư duy sáng tạo và ngày càng bị lệ thuộc vào các lớp học thêm.

Ngoài ra, học sinh học thêm quá nhiều khiến ba mẹ và con cái có khoảng cách lớn, khó chia sẻ, khó hiểu nhau. Từ đó khi nảy sinh những quan điểm trái chiều, xảy ra mâu thuẫn giữa các thành viên sẽ dẫn đến bất hoà.

Qua việc thực hiện dự án, học sinh mong rằng, các bậc phụ huynh và lãnh đạo nhà trường hãy cùng đồng hành, quan sát tình hình học tập của học sinh hiện nay.

Đồng thời, thầy cô giáo cần giúp học sinh có những phương pháp học tập hiệu quả, làm cho người học cảm thấy vui vẻ, thoải mái để mỗi ngày đến trường là một ngày vui, để nhà trường thực sự là nơi xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho tương lai tươi sáng của lớp trẻ sau này.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.