Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Sách Cũ

Tác Phẩm Văn Học Lớp 8 Sách Cũ

- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

- Thế Lữ (1907- 1989), tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ

II. Đôi nét về bài thơ Nhớ rừng

- Bài thơ được sáng tác vào năm 1934, sau được in trong tập Mấy vần thơ- 1935

- Đoạn 1 + 4: Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú

- Đoạn 2 + 3: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ

- Đoạn 5: Niềm khát khao tự do mãnh liệt

- Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

- Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình

- Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

III. Dàn ý phân tích bài thơ Nhớ rừng

- Đề tài yêu nước luôn là một đề tài lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam

- Đối với các nhà thơ Mới, họ thường gửi gắm nỗi niềm thầm kín trong thơ của mình và Thế Lữ cũng vậy, ông gửi gắm nỗi lòng yêu nước thông qua “Nhớ rừng”

1. (Đoạn 1+4): Cảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú

- Hoàn cảnh bị nhốt trong cũi sắt, trở thành một thứ đồ chơi

- Tâm trạng căm hờn, phẫn uất tạo thành một khối âm thầm nhưng dữ dội như muốn nghiền nát, nghiền tan

- “Ta nằm dài” – cách xưng hô đầy kiêu hãnh của vị chúa tể ⇒ Sự ngao ngán cảnh tượng cứ chầm chậm trôi, nằm buông xuôi bất lực

- “Khinh lũ người kia”: Sự khinh thường, thương lại cho những kẻ (Gấu, báo) tầm thường nhỏ bé, dở hơi, vô tư trong môi trường tù túng

⇒ Từ ngữ, hình ảnh chọn lọc, giọng thơ u uất diễn tả tâm trạng căm hờn, uất ức, ngao ngán

⇒ Tâm trạng của con hổ cũng giống tâm trạng của người dân mất nước, Căm hờn và phẫn uất trong cảnh đời tối tăm.

- Cảnh tượng vẫn không thay đổi, đơn điệu, nhàm chán do bàn tay con người sửa sang ⇒ tầm thường giả dối

⇒ Cảnh tù túng đáng chán, đáng ghét

⇒ Cảnh vườn bách thú là thực tại của xã hội đương thời, thái độ của con hổ chính là thái độ cú người dân đối với xã hội đó

2. (Đoạn 2+3): Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ

- Cảnh núi rừng đầy hùng vĩ với “bóng cả cây già” đầy vẻ nghiêm thâm

- Những tiếng “gió gào ngàn”, “giọng nguồn hét núi” ⇒ Sự hoang dã của chốn thảo hoa không tên không tuổi

⇒ Những từ ngữ được chọn lọc tinh tế nhằm diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao mạnh mẽ, bí ẩn thiếng liêng

- Bước chân dõng dạc đường hoàng ⇒ vẻ oai phong đầy sức sống

⇒ Vẻ oai phong của con hổ khiến tất cả đều phải im hơi, diễn tả vẻ uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại vừa uyển chuyển của vị chúa sơn lâm

- “Nào đâu ... ánh trăng tan”⇒ Cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ đứng uống ánh trăng thật lãng mạn

- “Đâu những ngày ...ta đổi mới” ⇒ Cảnh mưa rung chuyển đại ngàn, hổ lãng mạn ngắm giang sơn đổi mới.

- “Đâu những bình minh...tưng bừng”⇒ cảnh chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim ca hát cho giấc ngủ của chúa sơn lâm.

- Cảnh tượng cuối cùng cho thấy hổ là loài mãnh thú đợi màn đêm buông xuống nó sẽ là chúa tể muôn loài

⇒ Một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy, cho thấy những cảnh thiên nhiên hoang vắng đẹp rợn ngợp và con hổ với tư thế và tầm vóc uy nghi, hoành tráng

3. (Đoạn 5): Niềm khao khát tự do mãnh liệt

- Sử dụng câu cảm thán liên tiếp⇒ lời kêu gọi thiết tha ⇒ khát vọng tự do mãnh liệt nhưng bất lực

⇒ Nỗi bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt

⇒ Tâm sự của con hổ chính là tâm sự của người dân Việt Nam mất nước đang sống trong cảnh nô lệ và tiếc nhớ những năm tháng tự do oanh liệt với những chiế thắng vẻ vang trong lịch sử

- Khái quát nội dung và nghệ thuật chủ đạo làm nên thành công của tác phẩm

- Liên hệ bài học yêu nước trong thời kì hiện nay

III. Dàn ý phân tích bài thơ Ông Đồ

- Khái quát về tác giả Vũ Đình Liên, một nhà thơ nổi bật với thiên hướng văn chương mang nặng nỗi tiếc thương và sự hoài niệm quá khứ.

- Giới thiệu bài thơ Ông đồ: Một trong những bài thơ bình dị mà cảm động, nhìn vào đó, mỗi người sẽ có cảm giác sám hối...với lớp người đang đi về cõi chết – ông đồ.

1. Hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở.

- Hành động: Bày mực tàu, giấy đỏ – công cụ chủ yếu của các nhà nho.

- Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ Sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về.

⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thưở xưa.

- Bao nhiêu người thuê viết....khen tài: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn.

⇒ Góp phần không nhỏ trong việc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hóa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc.

⇒ Nhịp thơ nhanh: Giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời.

2. Hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn

- Nhưng mỗi năm mỗi vắng: từ nhưng tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất.

- Người thuê viết nay đâu?: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn.

⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu: Nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

- Giấy đỏ ...nghiên sầu: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn đọng trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được.

- Lá bàng...mưa bị bay: Tả cảnh ngụ tình – nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ Tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên).

- Hình ảnh: Không thấy – phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng.

⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ.

- Những người muôn năm cũ...bây giờ?: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình.

⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sị Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...

- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

Tác giả tác phẩm: Tôi đi học - Ngữ văn 8

- Thanh Tịnh (1911-1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh sau đổi thành Trần Thanh Tịnh.

- Quê ở Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Là nhà giáo, nhà văn, nhà thơ.

- Sáng tác của ông toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

II. Tìm hiểu tác phẩm Tôi đi học

Tôi đi học thuộc thể loại truyện ngắn.

2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

- Văn bản Tôi đi học là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

Văn bản Tôi đi học có phương thức biểu đạt là tự sự, miêu tả, biểu cảm. PTBĐ chính là tự sự.

Văn bản Tôi đi học được kể theo ngôi thứ nhất. Người kể chuyện xưng tôi.

Hằng năm cứ vào cuối thu, khung cảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn bỡ ngỡ trong những cử chỉ hành động gần như trở nên thừa thãi. Khi thầy Đốc trường Mĩ Lí điểm danh cho học sinh xếp hàng vào lớp, ai cũng hồi hộp, lo âu, không biết phải làm gì nhưng sau câu nói của thầy mọi chuyện đều ổn. Lớp học bắt đầu với dòng chữ đầu tiên thầy viết lên bảng đó là bài tập viết: Tôi đi học!

Tôi đi học có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu → ngang trên ngọn núi: Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.

- Phần 2: Tiếp → được nghỉ cả ngày: Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường.

- Phần 3: Còn lại: Cảm nhận của nhân vật “tôi” trong lớp học lần đầu tiên.

- Truyện Tôi đi học kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Tôi đi học

1. Cảm nhận của “tôi” trên con đường cùng mẹ tới trường

+ Lá rụng nhiều, những đám mây bàng bạc.

+ Mấy em nhỏ rụt rè cùng mẹ tới trường.

- Tâm trạng: náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã → Từ láy: tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cảm xúc đầy trong sáng của nhân vật tôi.

- Cảnh vật, con đường rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng, thấy mình như lớn hơn, nhận thức nghiêm túc hơn.

- Cảm thấy trang trọng đứng đắn hơn trong bộ quần áo mới: ghì chặt sách vở, tự mình cầm bút, thước

→ Từ ngữ gợi tả, lời văn đậm chất thơ, hình ảnh so sánh thơ mộng

→ Tâm trạng háo hức, hăm hở của “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

2. Cảm nhận của nhân vật “tôi” khi ở sân trường

- Sân trường: dày đặc những người, quần áo cũng sạch sẽ, gương mặt vui tươi sáng sủa ... → gợi không khí vui vẻ, ngôi trường trang nghiêm.

- Cảm giác: lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, thầm mong được như những người học trò cũ”.

→ Ngại ngùng, bẽn lẽn, lo sợ của trẻ thơ trước một thế giới rộng lớn - thế giới của tri thức.

- Tim như ngừng đập, giật mình lúng túng, hồi hộp, lo sợ đứng nép bên mẹ.

- Cảm thấy chơ vơ, lo sợ khi sắp rời bàn tay mẹ → nức nở khóc.

→ Từng cung bậc cảm xúc, với nhiều trạng thái đối lập: cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, rất đáng nhớ đáng yêu của tuổi thơ.

3. Cảm nhận của nhân vật “tôi” khi ngồi trong lớp học

+ Thấy quyến luyến với bạn mới.

- Ngoài cửa sổ: Chim liệng, hót, bay...kỉ niệm lại ùa về.

→ Cảm giác trong sáng, đáng nhớ, đáng trân trọng: vừa xa lạ, vừa gần gũi, vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin

→ Dấu hiệu sự trưởng thành trong nhận thức và tình cảm

* Cảm nhận về thái độ của người lớn

- Phụ huynh: chuẩn bị ân cần, chu đáo, lo lắng, hồi hộp cùng các em.

- Thầy giáo: vui vẻ, đầy tình yêu thương

→ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời tạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

Xem thêm các tác giả - tác phẩm Ngữ Văn 8 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Tác giả tác phẩm: Gió lạnh đầu mùa

Tác giả tác phẩm: Người mẹ vườn cau

Tác giả tác phẩm: Nếu mai em về Chiêm Hóa

Tác giả tác phẩm: Đường về quê mẹ

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo. c. Giải thưởng

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Sơ đồ tư duy tác giả Thanh Tịnh:

- In trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941, thuộc thể loại hồi ký: ghi lại những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường.

- Phần 1 (từ đầu… “trên ngọn núi”): Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tựu trường đầu tiên.

- Phần 2 (tiếp… “tôi cũng lấy làm lạ”): Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.

- Phần 3 (phần còn lại) Cảm xúc nhân vật "tôi" khi vào lớp.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

Tái hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ, kỉ niệm trong sáng tuổi học trò của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Tình huống truyện độc đáo: ngày đầu tiên đi học.

- Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức: tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Truyện cấu tạo theo dòng hồi tưởng: từ hiện tại nhớ về quá khứ.

- Hình ảnh được miêu tả đặc sắc, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

- Giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật tôi.

Sơ đồ tư duy văn bản Tôi đi học:

Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)

Xây dựng đoạn văn trong văn bản

Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự (làm tại lớp)

Liên kết các đoạn văn trong văn bản

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Đánh nhau với cối xay gió (trích Đôn Ki-hô-tê)

Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Hai cây phong (trích Người thầy đầu tiên)

Viết bài tập làm văn số 2 – Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm (làm tại lớp)

Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000

Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh

Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

Chương trình địa phương (phần Văn)

Luyện nói: Thuyết minh về một thứ đồ dùng

Viết bài tập làm văn số 3 – Văn thuyết minh (làm tại lớp)

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Thuyết minh về một thể loại văn học

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

Hoạt động ngữ văn: Làm thơ bảy chữ

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì I