Khi nhắc đến ngành Cơ khí, có thể nghĩ ngay tới sự phát triển của đất nước Nhật Bản bởi phần lớn sức mạnh kinh tế của đất nước này nằm trong ngành công nghiệp chế tạo.
Khi nhắc đến ngành Cơ khí, có thể nghĩ ngay tới sự phát triển của đất nước Nhật Bản bởi phần lớn sức mạnh kinh tế của đất nước này nằm trong ngành công nghiệp chế tạo.
Tại Việt Nam, ngành Cơ khí đang có tốc độ phát triển nhanh chóng và được dự báo rằng trong tương lai sẽ là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Và có nhu cầu nguồn nhân lực rất lớn tạo nên nhiều cơ hội việc làm với thu nhập hấp dẫn.
Theo số liệu dự báo của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP. HCM (Falmi) công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu. Chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động.
Thêm vào đó là sự đầu tư các nhà máy, phân xưởng sản xuất lớn từ các tập đoàn kinh tế, thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… tại Việt Nam hứa hẹn cho ngành Cơ khí chế tạo máy phát triển với tốc độ cao.
Ngành Kỹ thuật ô tô tại Nhật thu hút khá đông du học sinh theo học. Nhờ đội ngũ kỹ sư đào tạo dày dặn kinh nghiệm, đam mê, tác phong làm việc công nghiệp.
Những du học sinh theo học ngành này được đào tạo bài bản về chuyên môn. Cũng như rèn luyện được sự kiên trì, tỉ mỉ, được áp dụng vào thực tế một cách tốt nhất để nâng cao tay nghề, bổ sung kiến thức cho chính bản thân.
Đại học Osaka thành lập từ năm 1961, nhưng có những bước tiến đáng kể trong lịch sử đào tạo của mình. Chuyên ngành mũi nhọn gồm: Khoa học công nghệ vật liệu, Khoa học cơ khí và mô phỏng kỹ thuật sinh học, Cải tiến hệ thống.
Đại học Hosei thành lập năm 1880, thuộc Top những trường đại học lâu đời nhất Nhật Bản. Hiện nay trường có 16 khoa dành cho chương trình đại học, một trường Giáo dục Hàm thụ với 14 khoa dành cho chương trình sau đại học và 2 trường chuyên nghiệp.
Cơ khí là một trong những chuyên ngành đào tạo nổi bật nhất của trường.
Đại học Fukuoka là một trường đại học tư nhân ở Fukuoka, Nhật Bản. Đây là trường đại học nói chung lớn nhất ở miền tây Nhật Bản, với hơn 20.000 sinh viên. Trường đôi khi bị nhầm lẫn với một trường đại học quốc gia. Ngôi trường tiền nhiệm là trường thương mại Fukuoka.
Những khoa và bộ môn nổi bật nhất tại đại học Fukuoka đều về lĩnh vực Cơ khí, bao gồm: Kỹ thuật, Cơ khí, Điện, Điện tử kỹ thuật, Công nghệ thông tin, Cơ khí hóa, Kỹ thuật xây dựng.
Kỹ sư cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy công nghệ cao hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…
Bởi vậy học ngành Cơ khí tại Nhật Bản không chỉ khả thi vấn đề đầu ra việc làm tại Nhật mà cũng có tương lai rất sáng lạn khi quay trở về phụng sự cống hiến cho quê hương, đất nước.
Môi trường giáo dục ngành Cơ khí ở Nhật cực kì chất lượng. Các phương pháp giảng dạy thiên về sự phát triển kỹ năng, khơi gợi niềm đam mê và tạo điều kiện để học viên phát huy hết năng lực vốn có.
Bên cạnh đó, hệ thống kiến thức chuyên ngành sâu rộng gắn liền với thực tiễn kết hợp. Thường xuyên tiếp xúc thực nghiệm sẽ tạo điều kiện cho các học viên nắm vững các lý thuyết được học, thực hiện được các công việc thực tế. Và tích lũy những kinh nghiệm quý báu cho bản thân.
Người Nhật Bản với sự nghiêm túc, kiên trì bền bỉ trong công việc. Với đức tính kỷ luật và sự cẩn thận tỉ mỉ, làm việc đúng quy trình quy chuẩn chính là môi trường tối ưu giúp các kỹ sư hoàn thiện và phát triển các kỹ năng công việc cơ khí.
Với những bước chuyển biến mạnh mẽ trong ngành sản xuất ô tô, thị trường ô tô ngày càng gia tăng. Kéo theo là những nghề liên quan tới ô tô ngày càng nhiều. Đây có lẽ là cơ hội để các bạn trẻ định hướng cho nghề nghiệp của mình trong tương lai gần.
Theo đó, nhiều bạn đã lựa chọn du học Nhật Bản và ước mơ trở thành kỹ sư kỹ thuật ô tô chuyên nghiệp, để trở về cống hiến cho nước nhà. Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật ô tô tại Nhật Bản, sinh viên sẽ có cơ hội làm việc tại các vị trí: Giám đốc kỹ thuật, trưởng phòng quản lý kỹ thuật, kỹ sư công nghệ ô tô, kỹ sư vận hành máy móc, lắp ráp ô tô, giám sát sản xuất phụ tùng, bảo trì và sửa chữa ô tô. Hoặc kinh doanh tại các doanh nghiệp buôn bán ô tô, phụ tùng ô tô, máy động lực; kiểm định viên trong các trạm đăng kiểm ô tô…
Sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế tại Nhật Bản có sự đóng góp to lớn của ngành Kỹ thuật cơ khí. Từ một nước đi đầu từ ngành công nghiệp sản xuất ô tô, nước Nhật còn khẳng định vị thế kinh tế với nền kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử chính xác dùng trong những ngành công nghiệp kỹ thuật cao. Và cả các sản phẩm kim loại – hóa chất.
Chính sự phát triển dẫn đầu về ngành công nghiệp Cơ khí, người Nhật luôn cố gắng duy trì và nâng cao vị thế đó bằng cách chú trọng đầu tư về giáo dục ở ngành này.
Từ 1 – 2 năm, trong thời gian này học sinh sẽ được học các môn thi vào đại học bằng tiếng Nhật, để chuẩn bị cho kỳ thi vào đại học dành cho du học sinh gọi là kỳ thi EJU. Các trường đại học xét tuyển trên điểm thi này.
Với điểm thi EJU ở trên, học sinh có thể nộp đơn nhập học cho nhiều trường đại học khác nhau cùng lúc. Ngoài ra đối với học sinh lớp 12 đã giỏi tiếng Anh, một số trường đại học Nhật Bản có chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Số lượng chương trình này cũng có giới hạn.
Nhật Bản có Shizuoka là thành phố nổi tiếng về ngành công nghiệp chế tạo cơ khí và ô tô. Các bạn có thể được tham gia vào chương trình thực tập tại các công ty ở khu vực này.
Cơ hội việc làm cao với các kỹ sư cơ khí tại Việt Nam muốn sang Nhật. Các yêu cầu cơ bản khi một kỹ sư đi sang Nhật gồm:
Khi làm việc tại Nhật ngành Kỹ thuật ô tô bạn sẽ được hưởng mức lương khá hấp dẫn. Tối thiểu đối với nhân viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm là 2000 USD/tháng. Còn đối với nhân viên có kinh nghiệm trên 2 năm mức lương sẽ từ 3.500 – 5.000 USD/tháng. Đặc biệt là cơ hội định cư tại Nhật Bản rất rộng mở đối với ngành này.
Vui lòng liên hệ với Viet Global để được tư vấn về du học Nhật Bản.
Gần đây nhất, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi thay vì tìm kiếm nhân sự tốt nghiệp ngành ngân hàng, họ lại tìm kiếm nhân sự có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực tâm lý. Nhiệm vụ của nhân sự này chủ yếu là nghiên cứu, đánh giá, lập kế hoạch và giúp nhân viên của ngân hàng này giảm stress. Cùng với đó, những vụ tự tử đau lòng của học sinh dưới áp lực thi cử, học hành là hồi chuông cảnh báo về sức khoẻ tinh thần của nhiều người trong xã hội.
Con người là bộ máy sinh học phức tạp nhất. Vì vậy, tâm lý học - khoa học tìm hiểu tâm trí con người, xem xét cách vận hành của tâm trí luôn hết sức thú vị và có ý nghĩa với xã hội. Tâm lý học giúp con người có thể tương tác với nhau tốt hơn, cải thiện giao tiếp, tăng sự tự tin, phát huy khả năng và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực hoặc những vấn đề về tinh thần.
Hãy cùng tìm hiểu về ngành Tâm lý học, triển vọng của ngành này, ngành Tâm lý học có cơ hội việc làm ra sao và được học những gì nhé.
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, Tâm lý học là ngành nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người.
Cụ thể, ngành tâm lý học là ngành học nghiên cứu về cách thức con người xử lý thông tin, suy nghĩ, cảm nhận, hành động dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố sinh học, môi trường và xã hội. Ngành tâm lý học cũng nghiên cứu các phương pháp tiếp cận, xử lý các vấn đề tâm lý.
Tâm lý học được xem là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực xã hội và khoa học.
Có nhiều cách phân loại, theo cách phân loại phổ biến, tâm lý học có thể chia thành
Hiện một số Trường không chia chuyên ngành trong khi một số Trường khác lại chia ra các ngành/chuyên ngành như Tâm lý học Tham vấn - Trị liệu, Tâm lý học Tổ chức - Nhân sự, tâm lý học giáo dục, Tâm lý học trường học, Tâm lý học Lâm sàng, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học Quản trị – Kinh doanh. Thí sinh cần xem kĩ thông tin tuyển sinh về chia chuyên ngành của từng Trường.
2. Triển vọng của ngành Tâm lý học
Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn. Giữ cho tâm trí khoẻ mạnh là nhu cầu của mỗi con người ở bất cứ độ tuổi nào.
Với dân số gần 100 triệu người, Việt Nam lại đang trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tốc độ nhanh. Sự phát triển nhanh chóng này dẫn đến nhiều vấn đề tâm lý xuất hiện, nhu cầu về chăm sóc tinh thần sẽ tăng cao. Thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Theo nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), khoảng 8% - 29% trẻ em đang trong độ tuổi vị thành niên ở Việt Nam mắc các bệnh về sức khỏe tâm thần. Ước tính tại Việt Nam có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về sức khỏe tâm lý, tâm thần. Tuy nhiên chỉ có khoảng 20% trong số đó nhận được hỗ trợ y tế và điều trị cần thiết.
Ngày 8/12/2020, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết Định số 34/2020/QĐ -TTg Ban hành Danh mục nghề nghiệp Việt Nam, trong đó xác định chức danh Nhà tâm lý học (mã nghề 2634) mô tả cụ thể về một số chức năng nhiệm vụ chủ yếu. Mã nghề này còn được phân loại thành các mã nghề nhỏ hơn như Nhà tâm lý học lâm sàng, Nhà trị liệu tâm lý, Nhà tâm lý học đường...Đáng nói là nghề Nhà trị liệu tâm lý đã được phân biệt rõ với nghề Bác sỹ tâm thần, bác sĩ tâm lý. Điều này thể hiện sự công nhận và nhận thức của xã hội với các ngành nghề tâm lý học đã được nâng cao.
Theo Maxfield Brown, quản lý của hãng tư vấn về đầu tư nước ngoài tại châu Á Dezan Shira & Associates (DSA):”Với tốc độ tăng trưởng hiện tại, cũng như chính sách và thị trường sẽ thay đổi rất nhiều trong 5 năm nữa, đầu tư vào các dịch vụ sức khỏe tinh thần có thể là hướng đi đầy tiềm năng”.
3. Cơ hội việc làm ngành Tâm lý học
Sinh viên tốt nghiệp Tâm lý học có thể làm việc tại các vị trí
Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đánh giá và can thiệp rối loạn tâm lý trẻ em, quản sinh, quản nhiệm, hướng nghiệp…
Đặc biệt có thể làm việc trong các trường học giáo dục đặc biệt, can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, rối loạn phát triển.
Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn hôn nhân – gia đình phòng trị liệu tâm lý, viện dưỡng lão; làm việc độc lập hoặc hỗ trợ cho các bác sĩ tâm thần giúp cho người cần trị liệu
Chuyên gia trị liệu tâm lý khác bác sĩ tâm lý
Bác sĩ tâm lý được đào tạo chuyên môn về y khoa. Phương pháp điều trị của bác sĩ tâm lý là thuốc, các biện pháp vật lý (sốc điện, các biện pháp kích thích não…); Phương pháp điều trị của nhà trị liệu tâm lý là các liệu pháp tâm lý.
Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ, các dự án vì cộng đồng; gặp gỡ, trò chuyện giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết về các vấn đề hôn nhân gia đình, công việc, học tập….
Chuyên gia tư vấn tuyển dụng, nhân sự
Làm việc tại các doanh nghiệp, giúp đánh giá nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp, lên kế hoạch tuyển dụng, tuyển chọn ứng viên; giúp nhân viên giải quyết các vấn đề tâm lý như stress; xây dựng môi trường tâm lý thuận lợi, tạo động lực làm việc cho nhân viên và giải quyết các xung đột
Làm việc tại các doanh nghiệp, phát huy khả năng thấu hiểu, nắm bắt nhu cầu và xây dựng mối quan hệ để làm việc với nhân viên, khách hàng và đối tác.
Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm giảng dạy kĩ năng sống.
Giúp các vận động viên có đời sống tinh thần lành mạnh, giúp nâng cao thành tích, hình ảnh của vận động viên, ngành thể thao.
Phụ trách tư vấn cho các công tố viên, thẩm phán, luật sư… đánh giá tâm lý của các cá nhân có liên quan đến vấn đề pháp luật. Tuy nhiên, lĩnh vực này ở Việt Nam còn rất sơ khai.
Theo Hướng nghiệp, sau thời gian khá dài không được đánh giá đúng mực, nhiều sinh viên khó khăn trong việc kiếm việc làm hoặc phải làm trái ngành, hiện nay, cơ hội việc làm đã trở nên rộng mở với ngành Tâm lý học
4. Tố chất cần có để thành công trong ngành Tâm lý học
5. Ngành Tâm lý học học những gì
Các môn học tiêu biểu: Não bộ, hành vi và sức khỏe; Kỹ năng tham vấn tâm lý, Tâm lý học tổ chức - nhân sự; Tâm lý học quản lý; Tâm lý học phát triển; Tâm bệnh học phát triển; Can thiệp và trị liệu tâm lý trẻ em; Tư duy phản biện; Tâm lý học xã hội; Tâm lý học giao tiếp; Tâm lý học sức khoẻ lý học tình dục; Tâm lý trị liệu; Tâm lý học học đường; Tâm lý học thể thao; Chăm sóc tâm lý - xã hội cho người cao tuổi; Tâm lý học nhân cách; Tâm bệnh học đại cương; Tâm lý học pháp lý; Tâm lý học lao động và hướng nghiệp; Đánh giá và can thiệp rối loạn phát triển; Tham vấn hôn nhân và gia đình; Tham vấn học đường; Tham vấn nguồn nhân lực.