Việt Nam Đứng Thứ 7 Thế Giới Về Sản Xuất Chè

Việt Nam Đứng Thứ 7 Thế Giới Về Sản Xuất Chè

(HNM) - Theo Bộ NN&PTNT, diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 123.000ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè. Sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính của chè Việt Nam là: Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 12-15% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.

(HNM) - Theo Bộ NN&PTNT, diện tích trồng chè cả nước hiện đạt 123.000ha, năng suất bình quân đạt gần 95 tạ/ha, sản lượng đạt 1,02 triệu tấn chè búp tươi. Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè. Sản phẩm chè của Việt Nam xuất khẩu tới 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường chính của chè Việt Nam là: Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia… Trong đó, thị trường Trung Quốc chiếm 12-15% lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.

Sản xuất an toàn: Định hướng phát triển chè bền vững

Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong lựa chọn sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Do đó, nhiều cơ sở sản xuất, hợp tác xã chè trên địa bàn nhiều tỉnh đã chuyển hướng sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ. Đây là một trong những giải pháp nhằm bảo vệ sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và hướng tới một nền nông nghiệp xanh, phát triển bền vững.

Sử dụng phân chuồng ủ hoại mục, phân hữu cơ vi sinh thay cho phân bón vô cơ; trồng cây che bóng để hạn chế sâu bệnh, đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những thay đổi trong quy trình trồng và chăm sóc chè của gia đình anh Nguyễn Duy Hưng ở xã Phúc Xuân, thành phố Thái Nguyên. Với quy trình này, đã giúp chè của gia đình anh tiêu thụ dễ dàng, với giá bán cao. Anh Nguyễn Duy Hưng chia sẻ: “8 năm rồi, chè phát triển rất khỏe, đồng đều, vẫn phải duy trì theo định hướng hữu cơ, nói không với thuốc hóa học”.

Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường, Hợp tác xã chè La Bằng, huyện Đại Từ đã chuyển đổi sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Ban đầu, các thành viên trong Hợp tác xã khá bỡ ngỡ khi chuyển đổi sang hướng sản xuất mới, không chỉ mất nhiều công và thời gian chăm sóc. Những năm đầu, sản lượng chè sụt giảm do phải đảm bảo việc không phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong phòng, trừ sâu bệnh. Tuy nhiên, nhờ kiên trì thực hiện mà giờ đây các thành viên đã nhận rõ những kết quả cũng như lợi ích của hướng sản xuất hữu cơ mang lại.

Với lối sống xanh của người tiêu dùng và nhu cầu thị trường thì việc chuyển đổi sang nền nông nghiệp an toàn, không hóa chất là hướng đi tất yếu. Và những mô hình sản xuất chè hữu cơ đã nhân rộng sang các địa phương trồng chè khác: Phú Thọ, Nghệ An, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La…

Một điểm nữa là khai thác, phục hồi lại các cánh rừng chè shan tuyết cổ thụ trên núi cao, chủ yếu tập trung ở Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai… cũng bước đầu được chú ý triển khai. Đây là nguồn tài nguyên quý, hiếm, được mệnh danh là “vàng xanh”, không chỉ góp phần vào bảo tồn nguồn gen quý, mà còn nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân đồng thời cũng là cơ hội quý để quảng bá thương hiệu chè shan tuyết cổ thụ của Việt Nam đến với đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Tiên Thiên Trà là một trong những công ty đang mỗi ngày nỗ lực bảo tồn và phát triển giống chè quý hiếm trên đỉnh núi Tả Thàng, Mường Khương, Lào Cai với những hoạt động thiết thực hỗ trợ người dân bản địa bảo tồn và phát triển cây chè, đảm bảo sinh kế và môi trường bền vững.