Cùng với Văn Lang - Âu Lạc và Phù Nam thì Chăm Pa cũng là một vùng đất, một nền văn hóa độc đáo với nét riêng biệt không lẫn vào đâu được. Nằm trong Top 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, mỹ Sơn là công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ đại diện cho văn hóa và hồn cốt người Chăm. Thời gian có thể đã làm công trình bị tàn phá đi một phần nào nhưng giá trị thì vẫn vẹn nguyên. Như một sự liên kết vô hình giữa quá khứ và hiện tại, đến đây du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc, tín ngưỡng cổ xưa và tìm hiểu về lịch sử, sự phát triển hưng thịnh của vương triều Champa xưa.
Cùng với Văn Lang - Âu Lạc và Phù Nam thì Chăm Pa cũng là một vùng đất, một nền văn hóa độc đáo với nét riêng biệt không lẫn vào đâu được. Nằm trong Top 10 ngôi đền đài đẹp nhất khu vực Đông Nam Á, mỹ Sơn là công trình kiến trúc nguy nga, đồ sộ đại diện cho văn hóa và hồn cốt người Chăm. Thời gian có thể đã làm công trình bị tàn phá đi một phần nào nhưng giá trị thì vẫn vẹn nguyên. Như một sự liên kết vô hình giữa quá khứ và hiện tại, đến đây du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những kiệt tác kiến trúc, tín ngưỡng cổ xưa và tìm hiểu về lịch sử, sự phát triển hưng thịnh của vương triều Champa xưa.
Trước khi tới tham quan khu di sản văn hóa thế giới này, du khách nên tìm hiểu trước thông tin về thời gian hoạt động cũng như giá vé để có sự chuẩn bị nhé.
Theo kinh nghiệm du lịch Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, địa điểm này bắt đầu mở cửa đón du khách từ 6h sáng đến 17h chiều tất cả các ngày trong năm, kể cả dịp lễ hay Tết. Với khung thời gian này du khách tha hồ tham quan, trải nghiệm những điều thú vị ở đây.
Khám phá bức tranh toàn cảnh về một thời văn hóa tín ngưỡng: 70 ngôi đền đài ban đầu đã bị chiến tranh tàn phá thì đến nay chỉ còn lại hơn 30 công trình. Dưới sự giao thoa và ảnh hưởng mạnh mẽ của Ấn Độ chính vì thế mà toàn bộ ngôi đền đều mang màu sắc của Hindu giáo. Mặt chính quay về hướng Đông, hướng mặt trời mọc được xem là chỗ trú ngụ của thần linh thể hiện lòng tưởng nhớ tổ tiên của các vị vua được phong thần sau khi qua đời. Để đi tham quan và tìm hiểu tường tận về ngôi đền du khách sẽ được nhân viên hướng dẫn chi tiết về 3 khu vực theo một sự bố trí và sắp xếp nhất định. Nổi bật nhất có lẽ là những tòa tháp, ngôi đền có màu gạch nung xếp chồng lên nhau không cần đến chất kết dính nhưng vẫn bền theo thời gian. Cũng như Thành nhà Hồ đây là điều mà đến nay vẫn chưa tìm ra lý giải.
Khu vực A: Khu A là nơi đầu tiên du khách sẽ vào tham quan, hầu như tất cả các tòa tháp đang được trùng tu sau quãng thời gian xuống cấp. Từ đây bạn có thể phóng tầm mắt ra xa và quan sát được gần như toàn bộ cả 3 khu đền tháp.
Khu vực B: Khu B nằm ở ngọn đồi phía Tây gồm 4 tháp trong đó có 3 tháp phụ và 1 tháp chính lớn nhất.
Khu vực C: Nằm ở phía Nam khu đền được đông đảo du khách yêu thích bởi là nơi lưu giữ nhiều hiện vật nhất. Từ các tháp cho đến các tấm bia, văn tự cổ cùng các hiện vật…
+ Tìm hiểu về con đường cổ: Con đường nghìn năm tuổi gắn với bao thăng trầm đã được phát hiện trong quá trình khai quật tháp K bởi một chuyên gia người Ấn. Con đường rộng gần 8m hai bên có tường chạy dọc khi xưa dùng cho vua chúa, hoàng tộc và quan lại đi vào các khu đền trung tâm để cúng tế.
+ Tham quan đền tháp Kalan: Là khu tháp cổ chính mà du khách không nên bỏ lỡ khi tới Mỹ Sơn. Nằm giữa 6 tháp phụ đền Kalan nổi bật với chiều cao 24m là nơi linh thiêng thờ thần Linga và thần Shiva, theo tín ngưỡng Hindu đây là hai vị thần tối cao được tôn kính và thờ tự.
+ Tháp Gopura: Phía trước tháp kalan là tháp Gopura hay còn được biết với cái tên tháp cổng. Nếu phân đa các tháp quay về hướng Đông hướng mặt trời mọc thì hai mở cửa của tòa tháp này lại thông nhau theo hai hướng Đông Tây. Ngoài kiến trúc nổi bật thì check in tháp Gopura lúc hoàng hôn cũng là một trải nghiệm thú vị, dưới ánh chiều tà rực đỏ một góc trời, từng tia nắng còn sót lại xuyên qua những ngọn tháp càng thêm màu sắc huyền bí hơn bao giờ hết.
+ Tháp Mandapa: Ngọn tháp này có lối kiến trúc độc và lạ được xây dựng theo hình ảnh một ngôi nhà dài với tháp cổng, đây được chọn làm nơi đón những vị khách hành hương đến dâng lễ vật.
Những vị khách phương xa đến đây hành hương dâng lễ sẽ dừng chân nghỉ tại tháp Mandapa. Ngôi tháp có hình dáng phỏng theo ngôi nhà dài có tháp cổng với những hoa văn họa tiết được chạm khắc tinh tế dưới bàn tay người nghệ nhân xưa.
+ Mãn nhãn trước điệu múa Apsara: Apsara là một điệu múa truyền thống nhằm tôn vinh những đường cong uyển chuyển và nét đẹp của người phụ nữ Chăm với tựa đề “Linh hồn của đá”. Điệu múa độc đáo được lấy cảm hứng phần lớn từ các bức tượng đá sa thạch điêu khắc Apsara được ví như vũ ddieuj của của tiên nữ dành riêng cho các vị thần. Dưới con mắt nghệ thuật những tay búp măng cong cong, đường cong quyến rũ, trang phục lấp lánh cùng trống Paranưng và tiếng khèn Saranai mà biết bao du khách đã phải siêu lòng.
+ Trải nghiệm không gian lễ hội Katê - Lễ hội truyền thống mang đậm nét Champa: Trong đời sống của người Chăm Katê là một trong những lễ hội quan trọng được tổ chức vào tháng 7 âm lịch. Mỗi năm đến thời gian này người dân trong vùng lại long trọng tổ chức các nghi lễ cúng cầu an, rước nước, kiệu rước lễ phục và Katê… cùng không khí vui nhộn trong tiếng nhạc và điệu múa truyền thống.
Ban quản lý trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Mỹ Sơn số điện thoại: 0235 3731 309 - Số hotline dịch vụ đặt vé, tour thánh địa Mỹ Sơn Online Giá Rẻ 24/7: 0981.851.651.
Địa chỉ di tích lịch sử thánh địa Mỹ Sơn: Thôn Mỹ Sơn xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Di sản văn hóa Mỹ Sơn có giờ mở cửa đón du khách tham quan, du lịch, tìm hiểu cả ngày từ 06:00 - 17:00. Lịch mở cửa hoạt động khu di tích Mỹ Sơn tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến Chủ Nhật.
Thời tiết ở đây mang đậm chất của kiểu khí hậu vùng Quảng Nam với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Nền nhiệt trung bình rơi vào ngưỡng khoảng 25,6 độ C và độ ẩm trung bình đạt tầm 84%. Do vậy, nếu bạn có ý định tham quan địa dianh này cần tránh các tháng mùa mưa, tức là vào khoảng tháng 10 – tháng 12 hàng năm. Vì lúc này đang là mùa mưa, thời tiết không ổn định, đường trơn trượt, khó đi.
Theo đó, thời điểm được cho là thuận tiện nhất rơi vào khoảng tháng 1 – tháng 9. Đây đang là mùa khô ở Quảng Nam nên thời tiết khá thuận lợi, ít mưa, trời khô ráo nên bạn có thể yêu tâm khi di chuyển và thoải mái tham quan, chụp hình.
Nằm trên dải đất miền Trung nắng gió, Quảng Nam có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 kết thúc vào tháng 12, còn mưa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, đây cũng là thời gian nắng ráo thích hợp cho những chuyến đi. Bạn có thể lên kế hoạch tham quan khu đền tháp Mỹ Sơn vào tháng 2 đến tháng 4 là tốt nhất, lúc này đã qua mùa mưa, trời có phần mát mẻ và nắng không quá gắt. Bạn có thể kết hợp đi một số bãi biển nổi tiếng tại đây như Cửa Đại, An Bàng hay Hà My cũng là một trải nghiệm thú vị.
Bê thu Cầu Mống là một trong những món ngon nhất định phải thử khi đến du lịch Thánh địa Mỹ Sơn tự túc. Nguyên liệu thịt bê được chọn lọc từ những con bê ăn cỏ, có trọng lượng từ 30kg đổ lại. Thịt được thui trên bếp than để giữ được màu sắc và độ ngọt của thịt, độ giòn của da. Sau đó sẽ thái lát mỏng ăm với nước chấm và rau sống. Điểm đặc biệt là nước chấm được làm từ mè rang, tỏi, chanh,… rất ngon.
Đây chính là một đặc sản của Quảng Nam – Đà Nẵng khiến ai đã có dịp thưởng thức cũng khó mà quên được hương vị của nó. Mỳ Phú Chiêm với sợi mỳ làm từ gạo dẻo dai, kết hợp với thịt ba chỉ và tôm rim, cùng nước dùng đậm đà, tạo nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Món này sẽ ăn cùng rau sống, lạc rang và bánh tráng nướng, ngoài ra không thể thiếu chút ớt sừng cay cay.
Bánh xèo là một món ăn nổi tiếng của người miền Trung nói chung và của vùng đất xứ Quảng nói riêng. Vì thế, khi tới với thánh địa này bạn đừng quên thưởng thức món bánh thơm ngon này. Bánh được làm từ bột gạo trộn với bột nghệ, đánh đều với nước rồi tráng mỏng để đạt độ giòn khi ăn. Bên trong là nhân tôm thịt, giá đỗ, tạo nên béo ngọt, thơm không hề ngán. Khi ăn sẽ kèm với các loại rau sống, chấm cùng nước mắm.
Ngoài những món này, du khách có thể tìm thử thêm các món như: cao lầu, cơm gà, bánh đập, bánh bèo, bánh tổ,…